“Học dược có phải đi trực không?” là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ trước khi quyết định lựa chọn ngành học đầy triển vọng này. Cùng chúng tôi tìm hiểu và giải đáp chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Vậy học Dược có phải đi trực không?
Câu trả lời là có. Theo chương trình đào tạo cao đẳng dược của Trường cao đẳng Bách Nghệ Hà Nội hay một trường bất kỳ sẽ được sắp xếp tham gia các ca trực tại đơn vị thực tập, tuân theo quy định của nhà trường và cơ sở liên kết. Đây không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn là cơ hội quý báu để sinh viên làm quen với môi trường làm việc thực tế, rèn luyện tính tự lập, khả năng xử lý áp lực và sự nhạy bén trong nghề.
Đi trực trong ngành Dược diễn ra như thế nào?
Ca trực thường bắt đầu sau giờ hành chính, khoảng 17h30, kéo dài qua đêm và kết thúc vào sáng hôm sau. Trong thời gian này, nhiệm vụ chính của sinh viên và dược sĩ là đảm bảo cung ứng thuốc kịp thời cho các khoa phòng.
Công việc cụ thể có thể bao gồm:
- Phát thuốc cho các khoa phòng: Ở bệnh viện công, điều dưỡng thường đến nhận thuốc; trong khi tại các bệnh viện tư nhân, hệ thống vận chuyển tự động (bom) được sử dụng.
- Cấp thuốc khẩn cấp: Đối với các trường hợp cấp cứu hoặc bệnh nhân cần thuốc ngay, dược sĩ phải nhanh chóng chuẩn bị và giao thuốc.
- Tư vấn và hỗ trợ bác sĩ: Khi có thuốc mới hoặc thông tin chưa được cập nhật, dược sĩ cần cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác.
Trực dược có thể căng thẳng hơn trong các bệnh viện đông bệnh nhân, khi chỉ có một người trực trong ca. Dù vậy, công việc này mang lại trải nghiệm quý giá, giúp sinh viên làm quen với áp lực công việc và trách nhiệm thực tế trong ngành.
Việc đi trực chính là cơ hội để bạn rèn luyện bản thân, chuẩn bị bước vào nghề một cách vững vàng. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về ngành Dược và sẵn sàng hành trình chinh phục ước mơ. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để khám phá thêm về các cơ hội nghề nghiệp trong ngành này nhé!